Thiết kế máy công cụ
4.5
254
Lượt xem
1
Đã bán
Chọn sản phẩm
299.000₫
Thành tiền 299.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
2024
Loại sách:
Sách giấy;
Khổ sách:
19 x 27
Số trang:
416
Quốc gia:
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
978-604-488-371-7
Mã ISBN Điện tử:

Cuốn giáo trình “Thiết kế máy công cụ” được biên soạn dựa trên nhiều tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực kỹ thuật máy công cụ truyền thống và máy công cụ CNC. Trong đó, giáo trình đã được tham khảo, kế thừa và bổ sung từ các cuốn sách: “Tính toán, thiết kế máy cắt kim loại” của các tác giả Phạm Đắp, Nguyễn Đức Lộc, Phạm Thế Trường, Nguyễn Tiến Lưỡng; “Thiết kế máy cắt kim loại” của tác giả Nguyễn Ngọc Cẩn; “Thiết kế máy công cụ” của các tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đắp; đều là những giáo trình đã được giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Chế tạo máy tại Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhiều năm qua. 

Nội dung sách không chỉ là giáo trình cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí, đặc biệt là định hướng chuyên sâu về chế tạo máy, mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng sửa chữa máy trong các cơ sở sản xuất, chuyển giao công nghệ và viện nghiên cứu. Giáo trình được biên soạn để phục vụ cho học phần “ME4168 – Thiết kế máy công cụ” trong chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật Cơ khí, định hướng Chế tạo máy. Giáo trình cung cấp một cách hệ thống các kiến thức nền tảng về thiết kế máy công cụ, máy CNC nói riêng và thiết kế máy nói chung cho ngành Kỹ thuật Cơ khí. 

Nội dung giáo trình, bao gồm bốn chương chính, mỗi chương tập trung vào một khía cạnh quan trọng của thiết kế máy công cụ: Chương 1: Thiết kế động học máy công cụ; Chương 2: Thiết kế động lực máy công cụ; Chương 3: Thiết kế hệ thống điều khiển cơ khí và bôi trơn làm mát máy công cụ; Chương 4: Một số vấn đề thiết kế máy công cụ CNC. Mỗi chương đề cập đến một nhóm vấn đề kỹ thuật cơ bản cụ thể, cốt lõi cũng như trình tự để thiết kế máy nói chung và máy công cụ nói riêng. Nó giúp cho sinh viên, cán bộ kỹ thuật nắm bắt được các nội dung thiết kế máy một cách cô đọng, nhờ đó có khả năng vận dụng vào thực tiễn sản xuất và nghiên cứu. 

Bình luận

0/1500